Các phương pháp làm việc hay dùng trong công ty Nhật
Người Nhật làm việc hiệu quả nhờ áp dụng hiểu quả các phương pháp làm việc. Khi phân tích vấn đề (5W4H thì quá kinh điển rồi) hoặc lập kế hoạch thường rất chuẩn xác, và clear được vấn đề cần giải quyết. Qua thời gian tiếp xúc, và tìm hiểu thì mình có biết được 1 số phương pháp, nên viết bài chia sẻ cho các bạn. Hiện tại áp dụng hiệu quả chưa được nhiều nhưng sẽ cố gắng.
I.Chu trình PDCA
Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – hành động) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Mặc dù lúc đầu ông gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A. Shewart – người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ những năm cuối của thập niên 30. Tuy nhiên Người Nhật lại quen gọi nó là chu trình Deming hay vòng tròn Deming. (Nguồn wiki).
Bên Nhật thì hay dùng khái niệm PDCAサイクル với Plan (計画),Do(実行),Check(評価),Action(改善)
https://wacul-ai.com/blog/site-improvement/method/what-is-pdca/
Nên khi nghe người Nhật nói:PDCAサイクル化を考えてやりたいと思います
Thì bạn cũng không phải bất ngờ nhé
VD:
Plan: Triển khai training nghiệp vụ cho offshore.
Do: Tạo tài liệu và tiến hành training, cho mọi người làm bài test.
Check: Khi kiểm tra lại thì mọi người chưa hiểu sâu.
Action: Áp dụng nghiệp vụ vào hệ thống thực tế để giải thích lại, cho mọi người làm CRUD về hệ thống liên quan, và tiến hành PDCA 1 lần nữa
II. Phương pháp KPT
Mỗi lần kết thúc dự án thì mọi người hay tổ chức 振り返り(Furikaeri) để đánh giá lại quá trình làm việc vừa rồi. Đã làm tốt được điều gì và cần phải cải thiện cố gắng điều gì. Và sau đó đưa ra kế hoạch để cải thiện cho dự án tiếp theo.
KPT là từ viết tắt ba chữ cái đầu của “Keep – Problem -Try”, là một phương pháp review (furikaeri) phổ biến ở Nhật Bản. Phương pháp này đi theo 3 trục hoạt động: vì đã tốt rồi nên muốn tiếp tục làm theo nữa (Keep). Vì là vấn đề (issue, trouble) nên tương lai muốn bỏ đi (Problem), kế tiếp muốn thử làm (Try)
VD:
Keep: Bàn giao task đúng tiến độ.
Problem: Chất lượng source code thấp, do review thiếu.
Try : Áp dụng jUnit để run UT và tăng effort review.
III.Khái niệm QCD
Phương pháp này với tên đầy đủ là Quality Cost Delivery. Phương pháp này khá lạ lẫm với bản thân mình, mới được đồng nghiệp giới thiệu qua. Được cho xem kết quả rồi nhưng vẫn có nhiều điều chưa hiểu.
Q:Quality
アウトプットの品質(指摘が少ない、バグが少ない方が良い)
C:Cost
アウトプットを作るまでの工数(工数が少ない、コストが安い方が良い)
D:Delivery
依頼~リリースまでのスケジュール(依頼~リリースまで短い方が良い)
Tóm tắt là giảm chi phí, nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian deliver
VD:
IV. Khái niệm khác
Cách đây mấy hôm mình mới nghe được khái niệm về test SWEBOK và SQUBOK, mình đang đọc khi nào hiểu rõ hơn thì mình sẽ viết tiếp.
One thought on “Các phương pháp làm việc hay dùng trong công ty Nhật”