Cuộc sống thường ngày

Nhật ký bố bỉm sữa tại Nhật

Mình xin nghỉ 育児休業 6 tháng để chăm con. Lần đầu làm bố rất nhiều bỡ ngỡ nên gặp vấn đề gì cũng phải tìm hiểu và đi hỏi người khác nên mình note lại những kinh nghiệm chăm con của bản thân để mọi người tham khảo. 

Con mình sinh vào đầu tháng 10 nên trải qua mấy tháng đầu trúng mùa đông ở Nhật, sau đó được 3 tháng thì cả gia đình về Việt Nam chơi 1 tháng rưỡi.

I.Thủ tục giấy tờ 

Con vừa sinh ra thì cần làm những giấy tờ sau: (Thủ tục 育児休業 thì mình được công ty support nên cũng nhanh gọn nên không viết ở đây)
1. Xin bệnh viện 2 bản 出生証明書(1 bản điền thông tin cho 出生届  ở 区役所 để nhận 受理証明書, 1 bản đăng kí hộ chiếu, giấy khai sinh ở đại sứ quán).
2. Đăng kí thủ tục ở 区

  • Đăng ký khai sinh 出生届. Theo như thông tin mình tham khảo thì nên đăng kí ở đại sứ quán trước rồi sau đó mới đăng kí ở 区
  • Trợ cấp y tế cho trẻ 乳幼児医療費助成
  • Trợ cấp hàng tháng cho trẻ 児童手当.Tham khảo  :https://bikae.net/me-va-be/cac-thu-tuc-giay-to-can-lam-sau-khi-sinh-con-o-nhat/Đăng kí bảo hiểm cho con 健康保険: liên hệ với phòng nhân sự của công ty

3. Đăng ký khai sinh và làm hộ chiếu cho con nên làm qua đường bưu điện.(Bỏ phong bì tầm 2man, nhận lại tiền thừa sau khi xong giấy tờ)
Tham khảo:http://afamilyinjp.com/thu-tuc-hanh-chinh/cap-doi-ho-chieu-o-nhat-qua-duong-buu-dien/
4. Đăng kí my number: tầm 1 tuần sau khi làm thủ tục 2 ở 区役所 thì sẽ nhận được 個人番号通知書 sau đó cần chụp ảnh con và đăng kí qua internet là 2 tuần sau sẽ nhận được.Hiện tại Nhật có chế độ khuyến khích làm mynumber nhận 2 man point.
Tham khảo : https://japanlife-guide.com/dang-ky-lam-the-my-number-online-o-nhat/

  Các thủ tục khác: 

  • Đăng kí nhận 付加金 9 man đối với bạn nào đang dùng bảo hiểm IT関東
  • Đăng kí 扶養控除等異動申告書 với công ty (khai báo con là người phụ thuộc dưới 16 tuổi)Mình có lưu lại giấy tờ như bên trên để tiện kiểm tra lại và tham khảo.

II.Chăm con

1.Tháng đầu tiên

Trước khi đón con ở viện về thì cần chuẩn bị những món đồ sau:

  • Quần áo: cái này là đương nhiên rồi, nhưng do giai đoạn từ 1-3 tháng tuổi bé lớn rất nhanh nên chuẩn bị cỡ 5 bộ size 50 là ổn, và nên sắm size 60-70.
  • Vải mùng: mua càng nhiều càng tốt vì cái này lau mặt, lau người rất tiện, được cái mau khô nữa.
  • Nước giặt , xả: dành riêng cho em bé loại không hương liệu(無香料).Mình dùng loại bên dưới.

  • Bỉm: ở bệnh viện nếu họ dùng bỉm gì thì nên mua loại đó cho bé dùng. Nên thay size khi bắt đầu được 4kg.
  • Tấm trải thay bỉm : mình mua của Nitori(https://www.nitori-net.jp/ec/product/7910467s/) , 2 cái để tiện thay.
  • Khăn ướt , khăn khô: để khi thay bỉm thì dùng cho bé.(おしりふき)
  • Bộ bấm móng tay
  • Găng tay, mũ Nhật thì họ khuyên không nên dùng găng tay và đội mũ.Vì phần nhiệt toả ra từ đầu là chiếm khoảng 40% nhiệt lượng cơ thể.
  • Bông váy tai, nước muối sinh lý, dầu tràm (2 món này chỉ có ở Việt Nam).Dầu tràm thì mình thấy đặc biệt hữu hiệu khi con bị nghẹt mũi, chỉ cần bôi quanh khu vực con nằm sáng mai là dễ chịu liền.
  • Chậu tắm, đồng hồ đo nhiệt độ nước tắm.
  • Chũn, ti giả: để cho bé khi ngủ đỡ bị giật mình.
  • Đo nhiệt độ, độ ẩm + máy tạo ẩm: nên duy trì nhiệt độ 18-20 độ và độ ẩm 50-70%. Nhà mình không dùng điều hòa vì sợ con bị khô da nên chỉ dùng máy sưởi có tạo ẩm và dùng rèm loại tốt để cách nhiệt.
  • Dụng cụ hút nước mũi : nhà mình mua loại bằng tay, thấy khá ổn.
  • Vitamin D3:

Tham khảo danh sách:https://www.akachan.jp/junbilist/childbirth/

 Trong quá trình chăm con thì gặp phải những vấn đề sau:

  • Mụn sữa: hầu hết em bé nào cũng bị mụn sữa ở mặt và mũi → đừng quá lo lắng, vài tuần sau sẽ tự hết.
  • Hăm sữa: lau sạch bằng nước lọc (nước uống càng tốt) , không được chà mạnh.
  • Hăm bẹn: dùng loại thuốc Bepanthen Diaper(Nappy) Care Ointment bôi 1,2 lần đảm bảo khỏi.
  • Do hệ tiêu hóa bé còn chưa hoàn thiện, nên 1 ngày ị tầm 7-10 lần là chuyện bình thường. Cỡ 3 tiếng thì bé sẽ dậy và khóc đòi bú nên bố mẹ nên tranh thủ ngủ khi con ngủ, và chia ca để dễ tiện chăm sóc. Khi ru thì nên úp người bé vào người mình thì ru sẽ dễ ngủ hơn.
  • Phân cứ màu vàng là bình thường, nếu không phải màu vàng thì nên đọc bảng màu phân để xem cụ thể.
  • Tròn 1 tháng thì đi khám ở bệnh viện: cần đọc các lưu ý như là nên cho bú trước mấy tiếng khi khám..vv
  • Do trẻ nằm 1 bên thì dễ bị móp đầu. Con mình nằm bên phải nhiều nên cũng có dấu hiệu méo chút nên mình có mua gối Adokoo(giới thiệu ở Group mẹ việt ở Nhật) thì khoảng tầm 2 tháng sau thấy đầu con tròn lại.(Cũng không biết nhờ gối hay là do con có trái gáo nên đầu tròn)

Tham khảo thêm ở :https://www.youtube.com/@Lam_Me_O_Nhat

Ngoài ra thì các bạn nên tham khảo trước các sách như : Nuôi con không phải cuộc chiến, đọc trước rồi trong quá trình chăm con sẽ gặp và áp dụng.
Ví dụ như ở tuần thứ 6 thì bé sẽ bị khủng hoảng, khóc nhiều-> Nếu đọc sách rồi sẽ thấy an tâm hơn.

2.Tháng thứ 2

Từ tháng thứ 2 trở đi thì đã quen với việc chăm con, và con cũng lớn hơn được chút nên đỡ vất vả. Cũng là thời điểm chuẩn bị tiêm chủng lần đầu, nên cũng phải nghiên cứu tiếp các loại vắc xin, thời gian. 

Tham khảo ở đây : http://afamilyinjp.com/me-va-be/tiem-chung-cho-tre-o-nhat/

Lịch tiêm chủng được dịch ra tiếng Việt: https://www.know-vpd.jp/dl/schedule_multilingual/vc_schdule_07_Vietnamese.pdf

3.Tháng thứ 3

Con được 3 tháng 10 ngày thì cả nhà mình về VN, lúc về thì nhiệt độ khoảng 25-28 độ nên con chỉ cần mặc 1 áo mỏng. Trộm vía là vừa về Việt Nam thì con quen với khí hậu và lật được mấy vòng. Không biết có phải ghiền Việt Nam không mà con bỏ ti giả, bỏ chũn và ngủ xuyên đêm (21,22h ngủ 7h sáng dậy). Về Việt Nam mình thấy cái được nhất là gặp được nhiều người, hàng ngày con được cười, được giao tiếp nên rất vui.

4.Tháng thứ 4

Khi con hơn 4 tháng thì nhà mình qua lại Nhật để tiêm chủng và khám 4か月児健康診査 cho đúng lịch. 

5.Tháng thứ 5

Con bắt đầu tập bò, trườn. Nhà mình mua tấm thảm nhựa của  để cho con dễ trườn hơn.Bắt đầu cuộc chiến ăn dặm từ 5 tháng rưỡi: tập ăn cháo, tập uống nước,…..

6.Tháng thứ 6

Con bắt đầu bò tốt và biết ngồi.Nên khi chơi với con cần sít sao hơn, và tốt nhất thì lót sàn ở nhà toàn bộ để đảm bảo an toàn.

Nhà mình ở hiện tại cũng may mắn là gần 子供センタ nên ngày nào con cũng được vui chơi, vận động và giao lưu với nhiều bạn mới.Lúc đầu con sẽ chưa quen nhưng đi cỡ 1 tuần thì sẽ vui vẻ hoà đồng với các bạn nhỏ và mọi người. Các bạn search thử 子供センタ gần nhà nhé, hoàn toàn miễn phí, lại sạch sẽ và được các nhân viên tiếp đón tận tình.

III. Cảm nhận

  1. Mình cảm thấy khá may mắn khi được nghỉ 育児休業 6 tháng đồng hành cùng vợ con. Làm papa fulltime, nên dành toàn bộ thời gian để cùng con lớn lên, cảm giác thật hạnh phúc. Cuộc sống ở Nhật thì mọi người cũng đã biết, khi trở lại với guồng xoay công việc thì ai cũng không có thời gian cho bản thân cũng như gia đình.Một khoảng dừng lại 1 chút để chăm sóc gia đình, và suy nghĩ lại bản thân thật ý nghĩa,
  2. Chăm sóc con nhỏ thì cũng phải học, phải đọc sách, nên đối với mình thì đây là trải nghiệm học tuyệt vời nhất từ trước tới giờ, được học nhiều điều mới mẻ cùng con.
  3. Làm cha mẹ phải giành thời gian nhiều cho con để con luôn vui vẻ, yêu đời. Đối với mình thì niềm vui của con là quan trọng nhất.
(Visited 150 times, 1 visits today)

One thought on “Nhật ký bố bỉm sữa tại Nhật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *